Home » tin-hot
Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014
Động cơ điện gió đầu tiên do Việt Nam sản xuất
Theo tính toán, sau khi Việt Nam hoàn thành điện khí hoá thì trên cả nước vẫn có khoảng vài chục ngàn làng bản, cụm dân cư không có điện.
Đây là những khu vực vùng sâu xa, vũng lõm, khu vực hải đảo ít người sinh sống... nơi mà việc kéo điện không khả thi, không hiệu quả về mặt kinh tế và thường được gọi là vùng "trắng về điện"
Tuy lưới điện không đến được với các làng bản như vậy nhưng Nhà nước không thể để người dân không có điện. Và để mọi người dân và tất cả khu vực dân cư đều có điện phục vụ cuộc sống và sản xuất ngoài điện lưới, có thể thay thế bằng nhiều nguồn điện năng khác như thuỷ điện nhỏ, năng lượng mặt trời... và điện sức gió tỏ ra phù hợp với rất nhiều vùng và thích nghi trong nhiều điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Đây chính là một hướng đi được các nhà khoa học Việt Nam theo đuổi và đã đạt được thành công bước đầu.
Động cơ điện gió đầu tiên do Việt Nam sản xuất
Điện gió và động cơ sản xuất điện gió đã được sản xuất nhiều trên thế giới và đã có những dự án đưa các động cơ này vào Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ cao thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn xây dựng một đề án nghiên cứu và sản xuất thiết bị phát điện sức gió "made in Việt Nam". Điều đặc biệt, đây không phải là một dự án tài trợ đơn thuần mà là một dự án chỉ được phê duyệt sau khi vượt qua một đợt đấu thầu với những đề xuất về giải pháp và kinh phí hợp lý.
Động cơ điện gió do Việt Nam sản xuất vươn cao trên bầu trời miền Trung
Giải thích vì sao cần phải có một dự án sản xuất động cơ điện gió Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Phùng Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ cao nói, trên thực tế, việc đưa một động cơ điện gió do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam không có gì là không phù hợp về mặt kỹ thuật cũng như thích nghi với điều kiện tự nhiên Việt Nam.
Tuy nhiên, cái khó là giá các động cơ nước ngoài rất đắt không phù hợp với đa số các khu dân cư nghèo, việc chuyển giao sản xuất, lắp đặt có những phức tạp do gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ... và nhất là nếu chấp nhận nhập khẩu chúng ta mãi mãi không làm chủ được kỹ thuật động cơ điện gió.
Bắt đầu được triển khai từ năm 2004, đến cuối năm 2006 đã cho kết quả đầu tiên. Một động cơ điện gió với công suất 20Kw đã ra đời và được đưa áp dụng thử nghiệm trên thực tế và đã chứng minh được những kết quả rất khả quan. Thành công của đề án động cơ phát điện sức gió đầu tiên của Việt Nam đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị và cá nhân.
Ông Quang cho biết, đây là lần đầu tiên một động cơ điện gió do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo đã thành công trên thực tế. Trong thiết bị đầu tiên được chế tạo, chúng ta có ứng dụng một số chi tiết như cánh, máy phát bên trong phải nhập ngoại... Tuy nhiên, sau thành công của thiết bị thí ngiệm đầu tiên, chúng ta đã có kinh nghiệm để sản xuất thay thế tất cả những chi tiết nhập ngoại với giá rẻ hơn hàng chục lần. Đây chính là yếu tố khả năng làm chủ công nghệ khi quyết tâm thực hiện dự án này.
Với mức đầu tư nghiên cứu đề án để ra đời sản phẩm đầu tiên là 2,2 tỷ đồng đã rẻ hơn so với một động cơ nhập ngoại. Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất về kinh tế được thể hiện khi chúng ta sản xuất hàng loạt. Nếu sản xuất 2-3 chiếc thì giá đã giảm xuống còn 2/3 so với son số 2,2 tỷ đầu tư nghiên cứu. Nếu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn giá sẽ còn giảm mạnh. Đây chính là mục tiêu lớn nhất mà đề án nghiên cứu muốn đạt đến.
Sẵn sàng chia sẻ, đưa thành tựu khoa học vào thực tiễn
Tháng 12/2006, động cơ điện gió công suất 20kw đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã được dựng chạy thử nghiệm tại khu nhà nghỉ Tam Tiến - Núi Thành - Quảng Nam. Cơ sở nhà nghỉ được chọn thí điểm là hoàn toàn phù hợp vì theo tính toán, một động cơ điện gió độc lập công suất 20kw hoàn toàn có thể đáp ứng cho mọt nông trại hoặc một chục hộ gia đình. Bên cạnh đó, thiết bị có thể bổ sung thêm thiết bị năng lượng mặt trời để biến thành một thiết bị hỗn hợp, thích ứng với tất cả các vùng trên đất nước và phát huy tốt trong điều kiện thời tiết.
Thiết bị được Việt hoá, dễ điều khiển và sửa chữa
Do đã được Việt hoá trong thiết kế và sản xuất, thiết bị không chỉ rẻ mà còn dễ sử dụng. Thực tế, sau khi dựng thiết bị và chạy ổn định trong hai tuần đầu tiên mà không cần sự can thiệp của các kỹ sư. Trung tâm nghiên cứu đã cho rút dần các chuyên gia về và giao lại quyền điều khiển cho chính người sử dụng. Như những thiết kế đơn giản và ổn định, phần lớn đều được tự động hoá nên những người sử dụng đã nhanh chóng làm chủ được thiết bị, điều khiển hoạt động theo ý muốn của mình.
Ông Quang tiết lộ, điểm đặc biệt của động cơ này là khả năng có thể giám sát và vận hành từ xa. Thông qua đường dây diện thoại các chuyên gia có thể đọc các số liệu, giúp người sử dụng có thể điều chỉnh và sửa chữa khi có sự cố mà không cần đến kỹ sư. Sự đơn giản và thuận tiện này là rất phù hợp cho tất cả nhưng người sử dụng bình thường, ở vùng sâu vùng xa.
Mục tiêu thị trường của sản phẩm này là hàng hàng làng bản, khu dân cư vùng "trắng về điện" do lưới điện quốc gia không thể vươn tới. Đây là những vùng nghèo, dân trí thấp nhưng người dân rất cần điện để chiếu sáng đèn led , sản xuất, nâng cao đời sống. Nếu được áp dụng rộng rãi, ý nghĩa xã hội của thiết bị này là rất lớn.
Ông Quang khẳng định, đề án nghiên cứu đã thành công, Trung tâm đã sẵn sàng cho việc cung ứng và hợp tác sản xuất với các đối tác trong nước. Nếu từng khu dân cư mua đơn lẻ, Trung tâm sẵn sàng bán với giá thiết bị mà không tính tiền bản quyền, các DN trong nước nếu sản xuất hàng loạt thì chúng tôi luôn đặt vấn đề hợp tác đưa thành quả nghiên cứu ứng dụng vào cuộc sống trước khi nghĩ đến tiền bản quyền.
Tuy nhiên, theo ông Quang, điện gió phù hợp với rất nhiều vùng ở Việt Nam, đặc biệt phù hợp với những vùng sâu, xa và hải đảo nhờ tính độc lập của mình. Trong trường hợp của hàng ngàn bản làng và khu dân cư thuộc vùng "trắng về điện" thì ý nghĩa xã hội của nó là rất lớn.
Tuy nhiên, điện gió so với thuỷ điện hay nhiệt điện cung cấp trên lưới điện luôn có giá thành cao hơn, sự đầu tư thiết bị ban đầu chi phí khá lớn... trong khi những vùng "trắng điện" lại hầu hết là khu vực nghèo vì thế về lâu dài Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển chương trình điện gió vì mục tiêu xã hội và an ninh.
Sản phẩm tiết kiệm điện bán chạy nhất hiện nay : den led chieu sang
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét