Home » tin-hot
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
10 thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe trẻ con
Không phải tất cả các loại thực phẩm đều cung cấp dưỡng chất cho trẻ nhỏ. Một số loại thưc phẩm dưới đây nếu cho ăn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
1. Bơ đậu phộng
Nếu mẹ cho con nhỏ ăn bơ đậu phộng thì chất dính có trong bơ đậu phộng sẽ làm con khó nuốt, nhiều khi còn gây nghẹt thở cho con. Vì thế, mẹ không nên cho con ăn bơ đậu phộng để tránh nguy hiểm cho bé.
2. Mật ong
Nhiều bà mẹ thường nghĩ mật ong rất tốt và an toàn cho trẻ. Nhưng thật ra, mật ong là thực phẩm vô cùng nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Mật ong có chứa clostridium botulinum - một vi khuẩn có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dù tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum rất nhỏ( 5%) nhưng nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.
3. Sữa bò
4. Củ dền
Trẻ dưới 4 - 5 tháng tuổi khi ăn củ dền có thể bị ngộ độc, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Bởi trong củ dền có chứa rất nhiều nitrat và nitrit, khi vào cơ thể trẻ, nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên trẻ bị ngộ độc nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái và suy hô hấp.
5. Kẹo cao su
Chất sorbitol có nhiều trong kẹo cao su là một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Hóa chất này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột của trẻ. Không chỉ có thế, khi trẻ không may nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản và sẽ rất nguy hiểm.
6. Gan động vật
Gan động vật là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết xử lý, chế biến cẩn thận khi cho bé ăn gan thì bé sẽ đưa vào cơ thể một lượng độc tố bởi gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật.
Vì thế, trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch, nên ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3 đến 4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.
7. Lòng trắng trứng
Trong lòng trắng trứng có chứa nhiều protein vì thế dễ gây dị ứng, nổi mề đay, chàm đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nếu trẻ ăn phải trứng bị xóc, có mùi lạ còn có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Vậy nên, đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Từ 1 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng.
8. Thạch
Thành phần của thạch chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ ăn thạch quá nhanh có thể khiến trúng bị hóc thạch làm nghẹn, tắc đường thở của trẻ, rất dễ dẫn đến tử vong. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch
9. Các loại hạt đậu, lạc
Trẻ nhỏ dưởi 2, 3 tuổi ăn các loại hạt như hạt đậu, lạc…rất dễ bị dị ứng. Ngay cả đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có răng thì việc ăn hạt đậu, lạc cũng rất dễ gây hóc, nghẹt thở. Nếu mẹ vẫn muốn con ăn các loại hạt này thì mẹ có thể xay nhuyễn cho con ăn.
Đậu cove có chứa rất nhiều vitamin, protein, rất tốt cho tiêu hóa, kiện tỳ, bổ thận. Thế nhưng, trong đậu cove còn chứa độc tố saponin, chất này có thể gây kích thích mạnh lên thành dạ dày, đồng thời làm phá hủy các tế bào, thậm chí gây ra bệnh viêm mạch máu cho trẻ.
10. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày
Nếu mẹ cho con uống quá nhiều nước ép trái cây mỗi ngày (hơn 120ml) thì có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân. Vì thế, mẹ cần chú ý đến lượng nước trái cây khi cho con yêu uống, không phải cái gì nhiều quá cũng là tốt.
==>> Mon ngon viet nam - tinh hoa văn hóa Việt !!!
Nếu mẹ cho con nhỏ ăn bơ đậu phộng thì chất dính có trong bơ đậu phộng sẽ làm con khó nuốt, nhiều khi còn gây nghẹt thở cho con. Vì thế, mẹ không nên cho con ăn bơ đậu phộng để tránh nguy hiểm cho bé.
2. Mật ong
Nhiều bà mẹ thường nghĩ mật ong rất tốt và an toàn cho trẻ. Nhưng thật ra, mật ong là thực phẩm vô cùng nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Mật ong có chứa clostridium botulinum - một vi khuẩn có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dù tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum rất nhỏ( 5%) nhưng nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.
3. Sữa bò
Sữa bò tươi thực sự không tốt như các bà mẹ nghĩ. Trong sữa bò tươi có các loại protein phức tạp mà bộ máy tiêu hóa non nớt của trẻ (dưới 12 tháng tuổi) vẫn chưa thể chuyển hóa được, vì thế dễ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, làm tăng nguy cơ mặc bệnh tiểu đường và các bệnh dị ứng như eczema (chàm), hen…
Do đó, các mẹ chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi tuống sữa bò, vì khi đó hệ tiêu hóa và thận của trẻ tương đối hoàn chỉnh, trẻ sẽ hấp thụ được những chất dinh dưỡng bổ ích từ sữa bò.4. Củ dền
Trẻ dưới 4 - 5 tháng tuổi khi ăn củ dền có thể bị ngộ độc, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Bởi trong củ dền có chứa rất nhiều nitrat và nitrit, khi vào cơ thể trẻ, nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên trẻ bị ngộ độc nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái và suy hô hấp.
5. Kẹo cao su
Chất sorbitol có nhiều trong kẹo cao su là một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Hóa chất này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột của trẻ. Không chỉ có thế, khi trẻ không may nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản và sẽ rất nguy hiểm.
Gan động vật là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết xử lý, chế biến cẩn thận khi cho bé ăn gan thì bé sẽ đưa vào cơ thể một lượng độc tố bởi gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật.
Vì thế, trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch, nên ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3 đến 4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.
7. Lòng trắng trứng
Trong lòng trắng trứng có chứa nhiều protein vì thế dễ gây dị ứng, nổi mề đay, chàm đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nếu trẻ ăn phải trứng bị xóc, có mùi lạ còn có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Vậy nên, đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Từ 1 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng.
8. Thạch
Thành phần của thạch chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ ăn thạch quá nhanh có thể khiến trúng bị hóc thạch làm nghẹn, tắc đường thở của trẻ, rất dễ dẫn đến tử vong. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch
9. Các loại hạt đậu, lạc
Trẻ nhỏ dưởi 2, 3 tuổi ăn các loại hạt như hạt đậu, lạc…rất dễ bị dị ứng. Ngay cả đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có răng thì việc ăn hạt đậu, lạc cũng rất dễ gây hóc, nghẹt thở. Nếu mẹ vẫn muốn con ăn các loại hạt này thì mẹ có thể xay nhuyễn cho con ăn.
Đậu cove có chứa rất nhiều vitamin, protein, rất tốt cho tiêu hóa, kiện tỳ, bổ thận. Thế nhưng, trong đậu cove còn chứa độc tố saponin, chất này có thể gây kích thích mạnh lên thành dạ dày, đồng thời làm phá hủy các tế bào, thậm chí gây ra bệnh viêm mạch máu cho trẻ.
10. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày
Nếu mẹ cho con uống quá nhiều nước ép trái cây mỗi ngày (hơn 120ml) thì có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân. Vì thế, mẹ cần chú ý đến lượng nước trái cây khi cho con yêu uống, không phải cái gì nhiều quá cũng là tốt.
==>> Mon ngon viet nam - tinh hoa văn hóa Việt !!!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét