Home » tin-hot
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Ốm vì dử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách
Bên cạnh sự dễ chịu là không ít điều không dễ chịu do điều hòa gây ra. Hội chứng nhà cao tầng (sick building syndrome) thủ phạm chính là máy điều hòa nhiệt độ…
Hè về, cùng với cái nắng chói chang, nhiệt độ ngoài trời có khi lên tới 40 - 41 độ C cùng với độ ẩm cao khiến cho mọi người vô cùng mệt mỏi. Trừ những người mà công việc bắt buộc phải phơi mình chịu nắng, còn những người may mắn được làm việc trong nhà, ngoài các loại quạt điện to nhỏ còn được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, làm cho mát mẻ và dễ chịu.
Nhiệt độ lạnh của điều hòa có thể gây khô da.
Máy điều hòa nhiệt độ gây hại gì?
Máy điều hòa nhiệt độ (ĐHNĐ) bảo đảm cho nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu nhất (từ 22 – 28 độ C. Ở mức nhiệt độ này, cơ thể thường không quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều nhiệt của cơ thể cũng không cần phải làm việc nhiều. Mồ hôi tiết ra dễ dàng bay hơi khiến cơ thể khô ráo dễ chịu. Nhưng nhiệt độ lạnh và khô cũng có thể gây khô da, viêm da, mất nước (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), gây các bệnh như viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên.
Tổ chức Y tế thế giới cũng thông báo có tới 20% số bệnh nhân bị bệnh khô, viêm mắt có nguyên nhân là do làm việc trong môi trường điều hòa không được thông gió quá lâu. Điều này cần được chú ý ở các bệnh nhân có bệnh về mắt hoặc đang dùng kính áp tròng. Nhiệt độ thấp cũng có thể là yếu tố kích ứng khởi phát các cơn hen, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và bên ngoài cũng là một vấn đề nếu ngoài trời nóng tới 39 - 40 độ C mà trong phòng chỉ có 24 độ C? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ra ngoài hoặc đang ở ngoài vào ngay phòng lạnh? Nếu bạn là người khỏe mạnh, chắc sẽ không có điều gì xảy ra.
Nhưng nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc bị các bệnh hô hấp, tim mạch mạn tính khác hoặc thậm chí bạn đang không được khỏe, rất có thể sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đó là nguyên nhân gây nên cơn tăng huyết áp, đau đầu, nôn, buồn nôn, thậm chí gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Làm việc, ngủ trong phòng kín có ĐHNĐ quá lâu thường gây mệt mỏi, mất tập trung, làm việc kém hiệu quả.
Về nguyên tắc chung, máy ĐHNĐ chỉ làm lạnh không khí trong phòng mà không đưa thêm không khí từ ngoài vào. Nói một cách khác, không khí trong phòng có máy ĐHNĐ sẽ bị tù hãm. Nếu số người trong phòng vừa đủ, sẽ không có vấn đề gì nhưng nếu số người trong phòng quá đông, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác ngột ngạt do thiếu ôxy và tăng lượng thán khí (CO2).
Máy ĐHNĐ cũng là ổ chứa các tác nhân gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn, virut và các tác nhân gây dị ứng nếu không được làm sạch. Người ta ước tính nguy cơ viêm phổi tăng gấp 2,5 lần khi ở trong phòng có ĐHNĐ kéo dài khi cơ thể không được khỏe mạnh. Loại vi khuẩn thường gặp nhất sống trong các máy ĐHNĐ không đảm bảo vệ sinh là legionella pneumophila. Vi khuẩn này được máy ĐHNĐ thổi ra không khí, hít vào đường hô hấp và gây viêm phổi.
Máy ĐHNĐ cũng có thể gây rung, gây tiếng ồn làm mọi người mất ngủ. Ngồi thường xuyên trong phòng điều hòa khiến mọi người ít vận động, cơ thể cũng không cần tiêu tốn năng lượng để điều hòa thân nhiệt, điều này có thể dẫn đến chứng lười vận động và béo phì.
Khắc phục được không?
Có thể khắc phục được một số mặt không có lợi của máy ĐHNĐ. Trước hết, bạn hãy chọn mua một máy điều hòa đủ tiêu chuẩn, đáng tin cậy và thường xuyên bảo dưỡng làm sạch theo định kỳ. Nhiệt độ tối ưu nên đặt là từ 24 - 28 độ C. Tránh ra ngoài hoặc vào phòng đột ngột nếu độ chênh giữa nhiệt độ phòng và bên ngoài quá cao.
Trước khi bật điều hòa, nên mở hết các cánh cửa để không khí tù hãm hôm trước được đẩy hết ra ngoài. Phòng có nhiều người làm việc nên lắp thêm quạt thông gió cho thông thoáng. Có thể dùng thêm quạt gió, nếu vẫn cảm thấy nóng thì tốt hơn là tiếp tục hạ nhiệt độ xuống dưới 20 độ C.
Không nên lạm dụng ĐHNĐ nhất là đối với trẻ sơ sinh và người già, người có các bệnh viêm mũi họng mạn tính hoặc các bệnh hô hấp, tim mạch nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
Có thể đặt khăn ẩm, chậu nước trong phòng để làm ẩm không khí, tránh các bệnh do khô da, khô niêm mạc do ĐHNĐ gây ra. Nên uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các hoạt động thể lực trong và sau khi làm việc trong phòng có ĐHNĐ.
Lap dat dieu hoa hợp lý đúng cách cũng rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe...
Không nên lạm dụng ĐHNĐ nhất là đối với trẻ sơ sinh và người già, người có các bệnh viêm mũi họng mạn tính hoặc các bệnh hô hấp, tim mạch nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
Có thể đặt khăn ẩm, chậu nước trong phòng để làm ẩm không khí, tránh các bệnh do khô da, khô niêm mạc do ĐHNĐ gây ra. Nên uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các hoạt động thể lực trong và sau khi làm việc trong phòng có ĐHNĐ.
Lap dat dieu hoa hợp lý đúng cách cũng rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét